Tuesday, June 28, 2011

Outliers - Những kẻ xuất chúng

“Cây sồi cao lớn nhất trong rừng sở dĩ cao lớn nhất không phải chỉ bởi vì nó nảy ra từ quả sồi cứng cáp nhất, mà còn vì không có cây cối nào chặn mất ánh sáng mặt trời của nó, đất đai xung quanh nó vừa sâu vừa màu mỡ, không có con thỏ nào gặm mất vỏ cây khi nó còn non tơ, và cũng không có tay thợ rừng nào đốn hạ khi nó chưa đủ cứng cáp."

Cuốn sách như một tiểu thuyết xen lẫn triết lý cộng với nỗi tự sự của một kẻ xuất chúng - Malcolm Gladwell.

“Những kẻ xuất chúng” đã phần nào đào xới lại một khía cạnh về sự lý giải của sự thành công của các bậc vĩ nhân mà trước nay vẫn bị lờ đi bởi các câu chuyện dân gian truyền miệng hay các kênh truyền thông “chính thống”.

Những người thành công trông là thành quả của những lợi thế cạnh tranh đặc biệt, những cơ hội có một không hai và đặc biệt hơn nữa là những kế thừa trong hệ thống giáo dục, văn hóa xã hội của môi trường họ sinh ra lớn lên. Và điều này một lần nữa nhấn mạnh chúng ta cần phải xem xét thêm nguồn gốc những người thành đạt xuất thân từ đâu và những cơ hội đến với họ như thế nào mới có thể làm sáng tỏ hoàn toàn sự thành công của họ.

Mặc dù những khám phá của cuốn sách chưa được chứng minh một cách khoa học, thuyết phục 100%, nhưng qua những cảm nhận sơ bộ về tính hợp lý, thuyết phục của cuốn sách thì tôi thấy rất đáng để bỏ thời gian xem xét các nguyên lý mới mẻ này. Biết đâu, một trong các nguyên lý đó sẽ là chìa khóa để giải quyết một vấn đề bạn đang quan tâm đến vấn đề đào tạo và ươm mần nhân tài.


Cuốn sách này khá khó để tìm thấy những điểm có thể áp dụng ngay vào thực tế do tính chất triết lý của nó. Hi vọng rằng, nhờ những gợi mở của Malcolm mà các KHers đã có một góc nhìn khác (tuy không mới) về vấn đề thành công.

HK Group lần này đã có khách mời là Ninh Xoài với những chia sẻ rất ấn tượng thông qua chính câu chuyện của bạn và sau đó những chủ đề xoay quanh Outliers của Việt Nam và thế giới cũng được đề cập và thảo luận rất sôi nổi (tuy thỉnh thoảng có lạc đề).Để kết thúc tôi xin trích ngang một câu nói của giáo sư Yunus: "To me poor people are like bonsai trees. When you plant the best seed of the tallest tree in a flower-pot, you get a replica of the tallest tree, only inches tall. There is nothing wrong with the seed you planted, only the soil-base that is too inadequate."

Chúc các bạn sẽ hiểu hơn về cội rễ của sự thành công thực sự trong cuộc sống đầy biến động ngày nay.



1 comment:

  1. Em xin chém thêm đôi điều.
    Về sách lý giải sự thành công còn có hai quyển nữa mà mình thấy khá hay. 1 là Bí mật may mắn, 2 là Nhà giả kim.
    Trước tiên, thật sự hai quyển này khiến mình đọc hết mà không bị “rùng mình” vì:
    1. Ngắn. Cả 2 quyển có thể xài khoảng 1 – 1.5 giờ là có thể tiêu thụ hết
    2. Kể chuyện. Tức là không đưa ra nguyên tắc, không dạy dỗ không gọi đó là bí quyết… Đơn giản đó là kể lại bằng giọng văn khách quan. Đó là sự chia sẻ.
    Cả hai đều lựa chọn phong cách kể chuyện để nói về một vấn đề (khá to tát) mà ai cũng rất băn khoăn. Giọng văn dẫn dắt tự nhiên, khiến mọi thứ phức tạp trở nên đơn giản hơn và dễ tiếp thu hơn.
    Theo đánh giá cá nhân, quyển Nhà giả kim sâu sắc hơn. Trong đó người viết có đưa những vấn đề mà chúng ta chưa có nhiều hiểu biết để giải thích cho thành công của con người. Đó là vấn đề tâm linh. Mà với Outlier chúng ta gọi đó là “Duyên” hay “may mắn” để xúc tác cho thành công của con người.
    Tóm lại, dù đọc quyển nào hi vọng chúng ta từ việc “hiểu hơn về cội rễ của sự thành công” sẽ biến giấc mơ mỗi người thành sự thực.

    ReplyDelete