Tuesday, September 6, 2011

The Knack

Report buổi thảo luận sách "The Knack" :D


Chủ đề chung của buổi thảo luận là cách phát triển business sense. Buổi hôm ấy hơi ít người nhưng có nhiều vấn đề được mổ xẻ rất bổ ích :D.


Như lời chị Chi nói đây là 1 trong những quyển sách hiếm có thời nay được viết theo kiểu cổ điển không hề dính líu gì tới dotcom hay thương mại điện tử nói chung. Quyển sách thuần về kinh doanh cơ bản trong môi trường không có quá nhiều sự ảnh hưởng bởi IT. Quyển sách được dẫn dắt bởi giọng kể đầy kinh nghiệm lọc lõi và rất gần gũi kiểu cha con thủ thỉ.


1. Làm sao để startup bớt chật vật?


Startup là quá trình được định nghĩa là khi 1 công ty vẫn còn cần "dây rốn" cung cấp nguồn lực phần lớn từ founder. Tác giả đưa ngay phần Goals và những trang đầu tiên nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của nó với thông điệp là nên có life plan trước khi có business plan để mọi thứ được cân bằng và hòa hợp. Hơn thế nữa, có plan sẽ tránh được rất nhiều rủi ro và lường trước được nhiều khó khăn, phối hợp được các loại nguồn lực khan hiếm. (VD như OrangeLife phải tính được việc bán gì trong mùa đông khi ng ta ko thích ăn sinh tố hoa quả lạnh nữa :D )


2. Business:


Business = cái mà mình chú tâm. Tác giả kinh doanh trong ngành dịch vụ lưu trữ tài liệu. Tức là doanh nghiệp cho thuê không gian để cho khách hàng chứa tài liệu do đó mối quan tâm của doanh nghiệp là làm sao thuê được nơi có sàn rộng và trần nhà thật cao để giảm chi phí thuê trên mỗi hộp được chất lên => doanh nghiệp là real estate business. Biết được business mình thực sự làm thì mới đưa ra được game plan hợp lý được.


3. Kế toán:


Tác giả khuyên nên kế toán bằng tay trong thời kì đầu khi khởi sự để thực sự có cái thấu hiểu về CF trong doanh nghiệp của mình trước khi sử dụng các phần mềm kế toán nói chung.


4. Giữ chân khách hàng:


Bí quyết để giữ chân khách hàng là làm họ thoả mãn nhất có thể. Tức là doanh nghiệp nên trở thành solution-oriented hơn là product-oriented. Tác giả đưa ra ví dụ trong doanh nghiệp của bác ấy còn cố gắng dạy cả khách hàng sao cho họ tiết kiệm chi phí nhất có thể. Ngoài ra còn đối xử với khách hàng ấy như là khách hàng mới. Một ví dụ rất hay để giàn xếp mẫu thuẫn với khách hàng là gọi điện cho họ 18 tháng trước khi hết hợp đồng để xem họ không vừa lòng ở mình điều gì để xử lí và chuộc lỗi khi còn kịp.



5. Làm boss và tạo dựng văn hóa:


Văn hoá là cách làm việc và đối xử của cả tập thể đó. Có 3 viên gạch chính để xây nên được 1 văn hoá công ty tốt. Thứ nhất, nhân viên phải được tin tưởng và có được tiếng nói. Thứ hai, mọi nỗ lực của họ phải được đánh giá và tôn trọng. Thứ ba, họ phải có được cảm giác đóng góp gì đó cho 1 lý tưởng chung cao đẹp hơn, là 1 phần của 1 cái gì đó vĩ đại hơn. Người chủ phải trực tiếp xây dựng văn hoá dựa trên những yếu tố này. Chương này là chương "the one thing cant delegate